Lọt top 10 kết quả tìm kiếm trên Google, doanh nghiệp bạn cần làm gì

November 11, 2020

Nếu bạn không biết yếu tố nào giúp trang web của mình xếp hạng trong 10 hoặc thậm chí 20 kết quả đầu tiên trên trang tìm kiếm như Google, thì chắc rằng trang web đang nằm ở trang cuối trong xếp hạng tìm kiếm của Google. Đây là một vấn đề lớn của doanh nghiệp của bạn nhỏ hay lớn. Xét cho cùng, nếu trang web của bạn không xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm hàng đầu, thì khách hàng sẽ chẳng biết đến sự tồn tại của bạn.

Vậy đâu là giải pháp để có được thứ hạng cao trên Google? Với ba nội dung chính dưới đây bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này:

  • Xu hướng tìm kiếm gần đây
  • Cấu trúc của hoạt động tìm kiếm trên Google
  • Ba công cụ hỗ trợ tăng thứ hạng tìm kiếm 

Hiểu xu hướng tìm kiếm gần đây

Thông tin về xu hướng tìm kiếm gần đây của người dùng cho thấy rằng sự tiện lợi và cá nhân hóa đóng một vai trò quan trọng trong cách mọi người tìm kiếm ngày nay và cả loại thông tin họ nhận được trong kết quả tìm kiếm. Tần suất xuất hiện của cụm từ tìm kiếm “gần tôi” đã tăng 40% trong năm 2019. Điều đó có nghĩa là nhiều người có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ trong khu vực của họ.

Vai trò của các đánh giá và danh sách doanh nghiệp

Các bài đánh giá và danh sách gợi ý của Google giúp các công cụ tìm kiếm xác định xem trang web của công ty có phù hợp với tiêu chí “gần tôi” của người dùng hay không. Số lần trang web của bạn phù hợp với các tiêu chí này càng nhiều thì doanh nghiệp của bạn càng có cơ hội tốt hơn để có được khách hàng mới.

Tất cả các tìm kiếm của Google đều có một số yếu tố chung bất kể bạn đang tìm kiếm điều gì. Tuy nhiên, việc cá nhân hóa cho phép xác định những gì bạn thấy trong kết quả tìm kiếm. Nó cũng xác định những gì khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy và kết quả của khách hàng đó có thể khác rất nhiều so với kết quả của bạn, ngay cả khi bạn và khách hàng cùng sống tại 1 khu vực và cùng tìm kiếm một từ khóa.

Tính cá nhân hóa hoạt động như thế nào?

Thuật toán của Google được thiết kế hỗ trợ cho việc tìm kiếm của người dùng. Với mỗi từ khóa tìm kiếm khác nhau, thuật toán này sẽ tiến hành điều chỉnh kết quả theo cách khác nhau. Một thay đổi nhỏ trong từ khóa tìm kiếm như cách sắp xếp trật tự từ, hay lỗi đánh máy cũng có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.

Các thuật toán đang ngày càng được nâng cấp, cho thấy những nỗ lực của Google trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng thông qua lịch sử duyệt web hay các mẫu tìm kiếm của họ. Việc nắm rõ nguyên lý của những thuật toán này sẽ giúp việc tăng thứ hạng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

Tất cả các tìm kiếm sau sẽ luôn mang lại kết quả khác nhau. Chẳng hạn, tìm kiếm từ khóa với nội dung “Mẫu thiết kế nhà đơn giản” trong 3 trường hợp sau:

  • TH1: Bạn đang tìm kiếm trên máy tính gia đình nơi những người khác thường xuyên truy cập Pinterest hoặc các blog về thiết kế nhà cửa
  • TH2: Hàng xóm của bạn cùng tìm kiếm một từ khóa với bạn
  • TH3: Bạn đang tìm kiếm trên điện thoại của mình

Thì kết quả trả về trong cả ba trường hợp trên đều khác nhau. Giải thích cho kết quả này là do: Nếu ai đó trong gia đình bạn thường xuyên tìm kiếm các bài đăng hoặc ghé thăm blog cải thiện nhà cửa, nội dung có liên quan sẽ xuất hiện. Đối với trường hợp thứ hai cũng vậy. Mặc dù tìm kiếm cùng một từ khóa, nhưng lịch sử duyệt web của mỗi người đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Cuối cùng, điện thoại thông minh của bạn sẽ không bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài và một số doanh nghiệp sẽ được xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm dựa trên mức độ thân thiện với thiết bị di động của họ.

Cuối cùng, tính năng tìm kiếm bằng giọng nói đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói đã tăng 50% trong năm ngoái và con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Khi mà các trợ lý ảo như Google Assistant, Alexa hay Siri đang ngày càng được hoàn thiện và cải tiến.

Để có thể bắt kịp xu hướng phát triển mới này, dưới đây là một số xu hướng quan trọng nhất mà bạn cần biết trong những năm tới:

  • Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tìm kiếm “Gần tôi”
  • Đánh giá trực tuyến và danh sách doanh nghiệp giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong các tìm kiếm “gần tôi”
  • Cá nhân hóa đang trở nên quan trọng
  • Thiết bị được sử dụng có ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm
  • Tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng phổ biến và phát triển

Cấu trúc của hoạt động tìm kiếm trên Google

Bạn có thể sử dụng kiến thức của mình về các xu hướng gần đây để giúp trang web của mình xếp hạng cao hơn trên trang tìm kiếm. Tuy nhiên, để tối đa hóa kết quả bạn nhận được, điều quan trọng là bạn phải hiểu cách thức hoạt động tìm kiếm của Google và các xu hướng tìm kiếm có mối liên hệ như thế nào với nó.

Khi khách hàng của bạn thực hiện tìm kiếm, họ có thể sẽ thấy một hoặc nhiều điều sau đây trong kết quả tìm kiếm của họ:

  • Đoạn thông tin trích dẫn hiển thị đầu tiên (top 0) của Google
  • Tiêu đề của của trang web hay địa chỉ trang web
  • URL của trang
  • Liên kết trang web nội bộ
  • Tìm kiếm liên quan

Trong danh sách này, thông tin trích dẫn (snippet) là “tài sản” có giá trị nhất trong hoạt động SEO của doanh nghiệp. Google sẽ xác định xem nội dung nào đó trên trang web của bạn có trở thành đoạn trích dẫn ở đầu trang hay không. Mặc dù bạn có quyền kiểm soát loại nội dung xuất hiện trên trang web của mình, nhưng giờ đây bạn có thể có quyền kiểm soát việc Google có chọn trang web của bạn để sử dụng làm đoạn trích trong kết quả tìm kiếm hay không.

Nó sẽ tóm tắt về mức độ liên quan trong nội dung của bạn so với yêu cầu tìm kiếm. Nếu có liên quan, Google sẽ sử dụng phần nội dung trên trang web để cung cấp cho người dùng câu trả lời nhanh nhất.

Ý tưởng đằng sau đoạn trích dẫn này là cung cấp cho người tìm kiếm cái nhìn nhanh về câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi. Thông tin trên đoạn trích cũng hạn chế việc người dùng phải mở trang web để tìm câu trả lời mà họ đang tìm kiếm. Nếu trang web của bạn được làm nổi bật trong đoạn trích, điều đó có nghĩa là bạn đang ở vị trí số 0 và trang web của bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập. Mọi người có thể sẽ nhấp vào trang web của bạn nếu thông tin trong đoạn trích thực sự hữu ích với họ.

Tuy nhiên, luôn tồn tại sự cạnh tranh rất gay gắt vì tất cả các doanh nghiệp đều muốn trang web của họ ở vị trí này (top 0). Vị trí càng cao thì tỷ lệ snippet càng lớn, thường các trang web nằm trong top 5 kết quả tìm kiếm đều có khả năng lên được vị trí này. Tuy nhiên, snippet có thể thay đổi nếu có bài viết khác tối ưu hơn. Do vậy, để tỷ lệ snippet tốt hơn, bạn phải thường xuyên cập nhật nội dung của mình để bài viết thân thiện nhất với công cụ tìm kiếm.

Bạn cũng có ít quyền kiểm soát đối với các tìm kiếm liên quan. Tuy nhiên, do các tìm kiếm có liên quan là các cụm từ khóa dài được liên kết với tìm kiếm ban đầu, do đó bạn hoàn toàn có một số quyền kiểm soát nhất định đối với xếp hạng trang web của mình. Nếu bạn kết hợp một số cụm từ khóa có liên quan này vào nội dung trên trang web của mình, thì cụm từ khóa đó cũng sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi có người sử dụng những từ khóa đó trong tìm kiếm của họ.

Các yếu tố còn lại đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tiêu đề, URL và các liên kết nội bộ tạo thành các thành phần trên trang mà bạn nên chú ý khi tạo nội dung. Tốt nhất, tiêu đề, URL và liên kết trang web nội bộ của bạn chứa các cụm từ khóa có liên quan, bao gồm một số cụm từ có thể tìm kiếm bằng giọng nói và thân thiện với thiết bị di động.

Ba công cụ hỗ trợ tăng thứ hạng tìm kiếm

May mắn thay, bạn có thể sử dụng các công cụ hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp của mình thành công. Các chiến thuật sau đây là những gì chúng tôi đề xuất dựa trên các xu hướng mới nhất và dựa trên cấu trúc của tìm kiếm trên Google.

Tìm kiếm bằng giọng nói

Các tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện bởi Trợ lý Google, Siri hoặc một số công nghệ tương tự khác có một số điểm chung:

  • Chúng thường là những cụm từ, chẳng hạn như “Này Google: Địa chỉ sửa xe gần tôi nhất ở đâu?”
  • Chúng thường bao gồm một yếu tố địa lý, chẳng hạn như “gần tôi” hoặc một địa chỉ cụ thể nào đó.
  • Chúng không tuân theo định dạng truyền thống

Mặc dù bạn vẫn có thể tạo nội dung bao gồm các cụm từ khóa dài truyền thống hơn, nhưng điều quan trọng là bạn phải bao gồm các cụm từ hội thoại, như số 1 trong danh sách ở trên. Về cơ bản, bạn cần suy nghĩ về cách mọi người nhập câu hỏi vào công cụ tìm kiếm so với cách họ nói câu hỏi đó vào điện thoại hoặc với trợ lý giọng nói của họ. Bạn có thể cần phải mở rộng suy nghĩ của mình về những gì tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ngày nay, bao gồm cụm từ tìm kiếm bằng giọng nói.

Công cụ Google My Business

Đây là một công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý cách hiển thị của doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm của Google bao gồm tên, địa chỉ, thời gian làm việc, review,… và xác minh doanh nghiệp trên Google Map.

Google Ads có thể tăng cơ hội để doanh nghiệp của bạn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Mặc dù điều này luôn quan trọng, nhưng nó có thể trở nên quan trọng hơn nếu bạn đang tham gia vào một thị trường có tính cạnh tranh cao.

Dưới đây là cách sử dụng Google Ads để tối ưu hóa kết quả tìm kiếm của bạn: Sử dụng Quảng cáo dịch vụ địa phương của Google. Những quảng cáo này phục vụ cho các dịch vụ chuyên nghiệp cụ thể, như thợ sửa ống nước, thợ khóa,… Chúng cho phép bạn thêm các tùy chọn thông tin như đánh giá và xếp hạng, giờ làm việc, số điện thoại của bạn và hơn thế nữa.

Các quảng cáo cũng yêu cầu người tìm kiếm phải rất cụ thể trong yêu cầu của họ. Ví dụ: nếu khách hàng tiềm năng nhấp vào danh sách hiển thị cho từ khóa “thợ sửa ống nước”, Google sẽ nhắc khách hàng xác nhận khu vực kinh doanh và loại dịch vụ họ đang tìm kiếm. Nếu công ty của bạn phù hợp, thì khách hàng đó sẽ phù hợp với bạn. Nhiều khả năng những khách hàng tiềm năng tìm thấy quảng cáo của bạn sẽ được “sơ tuyển” và trở thành khách hàng mới.

Nhập từ khóa cần tìm

Thể loại

Từ Khóa Tìm Kiếm Nhiều Nhất